Bảo quản cà phê hạt như thể nào để luôn giữ được hương vị thơm ngon và chất lượng trọn vẹn nhất? Cùng cà phê C&C tìm hiểu những mẹo bảo quản cà phê đơn giản tại nhà giúp bạn giữ trọn hương vị nguyên bản thượng hạng!

Các yếu tố tác động gây hư hỏng cà phê và dấu hiệu nhận biết cà phê bị hỏng

Nhiều người nghĩ rằng cà phê mang tính ổn định cao và có thể sử dụng trong thời gian dài. Sự thật lại không phải thế, giống như những thực phẩm khác, cà phê chỉ có hương vị tốt nhất trong một khoảng thời gian nhất định và cà phê bị hỏng ôi thiu nếu không được bảo quản đúng cách.

các yếu tố tác động gây hỏng cà phê

Dưới đây là các yếu tố tác động gây hư hỏng cà phê và một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết cà phê bị hỏng.

Vi sinh vật

Vi sinh vật là yếu tố hàng đầu tác động gây hư hỏng cà phê. Về bản chất, cà phê là chất hữu cơ giàu dinh dưỡng. Đó là một môi trường thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập và gây hại. Điều này dẫn đến việc cà phê có thể bị thối rữa, ẩm mốc, biến đổi về màu sắc, mùi vị và trạng thái sản phẩm. Nguy hiểm hơn, một số vi sinh vật có thể gây bệnh hoặc tiết ra độc tố. Và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng.

Nhiệt độ

Nhiệt độ có thể ảnh hưởng lớn tuổi thọ của cà phê khiến chúng bị biến đổi về tính chất hóa học, có thể gây đổi màu cà phê. Nhiệt độ càng cao, cà phê càng mau cũ.

Ánh sáng 

Ánh sáng trực tiếp cũng ảnh hưởng tới cà phê, chủ yếu là về màu sắc. Bởi vì ánh sáng có thể tác động đến quá trình phân hủy màu sắc của thực phẩm nói chung và cà phê nói riêng.

Không khí

Cà phê để lâu ở ngoài sẽ khiến oxi trong không khí phản ứng với các chất trong hạt cà phê làm chúng bị phai màu và mất đi hương vị vốn có. Cà phê càng để lâu thì mùi ôi ngày càng chiếm thế chủ đạo và hương thơm thì mất dần. Cà phê ôi thiu có vị nhạt giống mùi gỗ hoặc giống bìa cac-tông.

Độ ẩm

Hơi nước có chứa oxy nên có thể dẫn đến quá trình oxi hóa làm suy giảm chất lượng hạt. Đồng thời tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

Máy pha cà phê

Một số nghiên cứu khoa học cho thấy, máy pha cà phê là nơi dễ sản sinh nấm men và nấm mốc. Bởi vì sự ẩm của máy chính là môi trường lý tưởng giúp cho vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi và phát triển. Khi chúng phát triển đến một mức độ nhất định sẽ gây bệnh cho người sử dụng những sản phẩm đó.

Nhiều gia đình khi sử dụng máy pha cà phê không thường xuyên vệ sinh hàng ngày. Điều đó tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc có cơ hội để xâm nhập và phát triển. Vì thế nên dù bạn đã bảo quản cà phê kỹ lưỡng và đúng cách thì vẫn chịu tác động ngoài ý muốn này. Đây là một điểm rất cần lưu ý trong việc bảo quản cà phê sử dụng tại nhà.

Dấu hiệu nhận biết cà phê hỏng 

Với cà phê nhân chưa rang rất dễ nhận biết nếu bị nhiễm nấm mốc. Bạn có thể cảm nhận được ngay bởi chúng có mùi hôi, mốc, nồng đặc trưng.

Nhiều người thường có thói quen bảo quản cà phê đã pha trong tủ lạnh bởi nó tiết kiệm thời gian pha chế cũng như rất tiện trong việc thưởng thức. Tuy nhiên nếu bảo quản quá lâu, qua đêm thì hương vị và mùi thơm của cà phê sẽ nhạt dần. Vị cà phê sẽ bị biến đổi, có vị chua kể từ 2 ngày sau khi bạn bảo quản trực tiếp trong tủ lạnh. Đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy cà phê đã bị hỏng.

Cách bảo quản cà phê hạt

Phương pháp bảo quản cà phê hạt 

Chọn dụng cụ bảo quản cà phê thích hợp 

Cà phê hạt khi mua về thường được bảo quản trong bao bì. Khi bạn lấy cà phê ra sử dụng và không dùng hết thì việc chọn nơi lưu trữ rất quan trọng. Tốt nhất bạn nên bảo quản cà phê trong túi zipper, hộp hoặc hũ thuỷ tinh chuyên dụng để lưu trữ, đậy kín nắp và đặt ở nơi khô ráo, tránh nơi có độ ẩm cao.

Bạn cũng có thể sử dụng đồ đựng có van một chiều để giải phóng không khí trong cà phê ra ngoài và ngăn không khí từ ngoài vào trong tạo ra quá trình oxy hoá, làm mất đi hương vị vốn có của cà phê.

Chọn không gian bảo quản cà phê hợp lý

Bảo quản cà phê ở nơi tối, mát mẻ và khô ráo như tủ kệ, chạn bếp để hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay bất kỳ nguồn nhiệt nào. Với những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cà phê đã nêu trên, bạn cần để cà phê trong mức nhiệt độ, độ ẩm hợp lý và tránh ánh sáng, không khí để cà phê không mất đi mùi vị.

Tuyệt đối không nên trữ cà phê trong tủ đông, tủ lạnh nơi có độ ẩm cao, dễ bị ám mùi và vi khuẩn từ các loại thực phẩm khác nên hương vị cà phê sẽ bị biến đổi nghiêm trọng.

Xay và sử dụng cà phê ngay

Cà phê nguyên hạt có cấu trúc bền vững hơn so với cà phê xay bởi khi cà phê bị nghiền nát, chúng sẽ không còn khả năng lưu giữ hương vị hoàn hảo ban đầu. Dù bạn có bảo quản cà phê cẩn thận ra sao thì cà phê dạng bột cũng nhanh chóng mất dần sự tươi mới so với ban đầu ngay từ lúc xay. Nếu để quá lâu trong không khí, cà phê có thể bị ẩm, mốc và hư hỏng. Vì vậy tốt nhất sau khi xay xong, bạn nên đem đi pha chế ngay để thưởng thức trọn hương vị của cà phê.

Thời gian bảo quản 

Cà phê hạt mất độ tươi ngon gần như ngay sau khi vừa rang xong. Chính vì vậy khi bạn mua số lượng cà phê hạt lớn, bạn nên chia nhỏ và rang từng chút một. Chú ý lượng cà phê hạt cũng chỉ mua đủ sử dụng trong vòng 2 tuần trở lại. Để cà phê tiếp xúc với không khí càng nhiều thì mùi vị của cà phê càng dễ bị mất đi!

Thời gian để cà phê ở ngoài không khí tối đa trong vòng 2 tuần tính từ khi mở gói. Để cà phê tiếp xúc với không khí càng nhiều thì mùi vị của cà phê càng dễ bị mất đi! Vì thế bạn nên lưu ý mua cà phê với số lượng đủ dùng.

Trong trường hợp nếu số lượng cà phê chưa sử dụng đến còn quá nhiều. Bạn có thể chia thành những phần nhỏ đựng trong túi zipper và sử dụng đủ một lần. Thời gian bảo quản cà phê trong các túi zipper là một tháng và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Một lưu ý khi bảo quản cà phê trong tủ lạnh là khi đã lấy cà phê từ ngăn đá ra sử dụng, bạn không nên để số lượng cà phê đó vào ngăn đá lại một lần nữa.

Cách bảo quản cà phê bột

Phương pháp bảo quản cà phê bột 

Không để cà phê bột ngoài không khí

Ở ngoài không khí, cà phê bị độ ẩm làm mất đi mùi vị, gây ra tình trạng ẩm mốc và ảnh hưởng đến hương vị cà phê. Nên đặt cà phê ở nơi thoáng mát, thường thì nhiệt độ lý tưởng để bảo quản cà phê là từ 20 – 25 độ C, tuyệt đối tránh để cà phê bột ngoài không khí.

Không bảo quản cà phê bột trong tủ lạnh

Trái ngược với cà phê hạt, bảo quản cà phê bột trong tủ lạnh sẽ khiến cà phê bột nhanh chóng mất đi mùi vị do khả năng hấp thụ mùi của các thực phẩm khác trong tủ lạnh. Bên cạnh đó, bảo quản bằng cách đông lạnh sẽ khiến lượng tinh dầu tích lũy trong cà phê biến mất, từ đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng của bột cà phê.

Chọn dụng cụ bảo quản cà phê phù hợp

Cũng giống như dụng cụ bảo quản cà phê hạt, cà phê bột cũng cần bảo quản trong những chiếc hộp sạch và kín. Đó có thể là hộp thủy tinh chuyên dụng, nên sử dụng loại hộp kín mờ đục để tránh tác động của ánh sáng. Lưu ý nên vệ sinh hộp sạch sẽ trước khi lưu trữ cà phê để tránh việc vi khuẩn xâm nhập làm cà phê nhanh hỏng.

Thời gian bảo quản cà phê bột 

Cà phê bột có hạn sử dụng không quá 6 tháng trong trường hợp chưa mở túi và có hương vị ngon nhất trong vòng 14 ngày kể từ khi mở túi. Sau khoảng thời gian này, hạt cà phê sẽ dần dần mất đi mùi vị cũng như hương thơm vốn có.

Khi mua cà phê bột xay sẵn, bạn nên lưu ý thời gian sản xuất ghi trên bao bì, tránh dùng cà phê quá hạn sử dụng. Với cà phê bột tự xay tại nhà, chỉ sử dụng trong khoảng  2 – 4 tuần tính từ khi xay, bạn nên ghi chú ngày thực hiện xay cà phê trên hộp để có được những ly cà phê thơm ngon chất lượng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn nhé!

Cách bảo quản cà phê đã pha

Mọi người thường có thắc mắc, liệu cà phê pha sẵn có bảo quản trong tủ lạnh được không? Và cà phê pha sẵn để trong tủ lạnh được bao lâu? Khác với cà phê hạt và cà phà bột, cà phê đã pha có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 1 đến 2 tiếng và được đựng trong những chiếc bình kín để giữ nguyên hương vị cà phê.

Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản cà phê pha sẵn là 0 – 4 độ C. Nếu để cà phê pha với nước ở ngoài nhiệt độ thường trong khoảng 45 phút đến 1 tiếng sẽ khiến cà phê bị vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập, làm ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị. Nếu để quá 1 ngày thì cà phê sẽ bị biến chất, làm ảnh hưởng đến đường tiêu hoá.

Bảo quản cà phê đã pha sẵn trong tủ lạnh còn giúp cà phê có hương vị đậm đà, hấp dẫn hơn nhờ sự hòa quyện của những chiết xuất trong cà phê khi ở trong ngăn mát tủ lạnh.

Cách bảo quản bã cà phê

Phương pháp bảo quản bã cà phê

Bảo quản bã cà phê ướt

Cà phê sau khi pha xong thì phần bã còn nên giữ nguyên hiện trạng và không rửa qua với nước vì như vậy bã cà phê sẽ bị trôi hết các tinh chất có lợi. Sau đó, bạn cho phần bã vào túi ni-lông hay hộp thủy tinh đậy kín. Lưu ý không rửa qua bã cà phê với nước và bảo quản ở nơi thoáng mát, có nhiệt độ ổn định, có thể là ngăn mát tủ lạnh.

Bảo quản bã cà phê khô

  • Phơi nắng

Bạn cho xác cà phê lên bề mặt bằng phẳng, có thể dùng khay có giấy lót, sau đó dàn đều sao cho lớp bã cà phê dày khoảng 5 – 7cm.

Phơi bã cà phê khoàng 2-3 ngày sẽ cho ra thành phẩm. Chú ý đặt khau ở nơi đón nhiều ánh nắng mặt trời tránh tình trạng bã còn ướt, bị ẩm mốc tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi dẫn đến không sử dụng được.

  • Sấy khô

Tương tự như cách thức phơi nắng bã cà phê, bạn cũng cho bã cà phê lên khay và dàn đều lớp bã dày khoảng 5 – 7cm.

Trước khi cho khay vào, bạn làm nóng lò nướng trước khoảng 20 phút ở nhiệt độ 90 – 100 độ C.

Sau 20 phút, bạn xới đều phần bã cà phê để giúp nhiệt được phân bố đều hơn.

Tiếp tục sấy, kiểm tra và xới đều bã cà phê cứ 20 phút/ lần đến khi khô hoàn toàn.

Sau khi bã đã khô đều, cất phần bã này vào túi ni-lông hoặc hộp đậy kín và sử dụng dần.là đã có thể cho vào hũ và bảo quản.

Thời gian bảo quản bã cà phê

Bã cà phê được bảo quản tốt sẽ để được từ 2 đến 3 tháng.

Mọi người có quân tâm đến mô hình khởi nghiệp 0Đ hãy liên hệ ngày C&C Coffee để được tư vấn.
Hãy đến và trải nghiệm cùng chúng tôi!
Bạn muốn >> KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG VỚI MÔ HÌNH TAKE AWAY 0Đ CỦA C&C CÀ PHÊ

CÀ PHÊ C&C COFFEE

Hotline: 090.14.17.285
Website: www.caphecc.com
Địa chỉ: 39/5A đường 23, KP5, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chat Facebook
0909009009